CÔNG TY CP ĐẦU TƯ HẠ TẦNG INTRACOM

  • Tư vấn
  • by Admin
  • 22 Tháng tư, 2021

Ứng dụng của những vật liệu thông minh trong xây dựng

Xu hướng ứng dụng những vật liệu thông minh đang ngày càng chứng minh được ưu thế trong ngành xây dựng. Đặc điểm cơ bản cũng những vật liệu này là thân thiện với môi trường, sử dụng hiệu quả những nguồn năng lượng tái tạo.

Trong thời gian tới, một số loại vật liệu xây dựng thông minh dưới đây được dự đoán sẽ “soán ngôi” vật liệu truyền thống.

Gạch bê tông cốt liệu thực vật  (gạch bloc)

Đây là loại gạch có khả năng cách nhiệt gấp khoảng 3 lần so với gạch bê tông thông thường và đáp ứng được yêu cầu về độ giảm tiếng ồn (dưới 54 dB). Đồng thời, gạch bloc cấu trúc tổ ong có đặc điểm hấp thụ sóng tần số cao nên có khả năng ngăn chặn được một phần sóng điện từ, bảo vệ sức khỏe người dùng.

Cát nhân tạo

Cát nhân tạo được tạo ra từ các loại đá trong tự nhiên như đá vôi, đá granit, đá ong… theo công nghệ va đập tốc độ cao nhằm thay thế nguồn cát tự nhiên. Không chỉ thân thiện với môi trường, cát nhân tạo còn có độ linh hoạt cao, nâng cao chất lượng bê tông nhờ cấu tạo hình tròn bền vững, ma sát thấp.

Kính tiết kiệm năng lượng

Kính tiết kiệm năng lượng Viglacera là loại kính chuyên dụng, có khả năng đáp ứng các yêu cầu về màu sắc, độ trong suốt, tính năng phát xạ, hệ số dẫn nhiệt nhỏ. Từ đó, sử dụng loại kính này giúp giảm thiểu sự truyền nhiệt giữa môi trường bên ngoài và bên trong thông qua hệ thống vách kính, đảm bảo nguồn không khí trong nhà không bị ảnh hưởng nhiều bởi các yếu tố thời tiết bên ngoài, tiết kiệm chi phí sử dụng điều hòa, thân thiện với môi trường.

Bê tông tự lèn

Bê tông tự lèn được sử dụng ngày càng phổ biến trong ngành xây dựng nhờ ưu điểm tự làm đầy và lèn chặt theo khuôn đúc, góc cạnh của cốp pha mà không cần sự tác động từ máy móc. Đồng thời, vật liệu thông minh này cũng giúp tối ưu chi phí thi công, giảm thiểu lượng nhân công và máy móc cần huy động. Nhờ vậy, những công trình áp dụng công nghệ này giảm ô nhiễm tiếng ồn, thân thiện với môi trường hơn.

Công nghệ màng phủ nano

So với công nghệ màng phủ macro hay micro, màng phủ nano thủy tinh lỏng có ưu việt vượt trội về kích thước (nhỏ hơn các loại truyền thống), tạo ra những lớp màng đàn hồi bảo vệ sản phẩm, đẩy lùi tất cả các chất bám như bụi hay vi khuẩn. Bên cạnh đó, công nghệ màng phủ nano còn có tác dụng tăng độ bền, hạn chế ảnh hưởng của nhiệt, tia UV, axit, thân thiện với môi trường. Do đó, hiện nay, rất nhiều lĩnh vực đều đang nghiên cứu và ứng dụng công nghệ nano.

Sơn thân thiện với môi trường

Theo đánh giá từ Tổ chức y tế thế giới, các loại sơn nhựa kém chất lượng chế biến từ dầu mỏ là một trong những tác nhân hàng đầu gây bệnh ung thư. Bởi muốn sử dụng sơn nhựa này cần hàm lượng cao các dung môi gây ô nhiễm môi trường như VOC (hợp chất hữu cơ bay hơi), Phóc – man – đê – hít… Nhằm đảm bảo sức khỏe người dùng, ngành sơn hiện nay đã có nhiều cải tiến, ra mắt hàng loạt sản phẩm xanh, thân thiện môi trường. Đặc điểm chung của dòng sơn xanh là được sản xuất theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt, với hàm lượng VOC ở mức rất thấp, thậm chí là không có.

Bên cạnh đó, nhiều loai sơn hiện nay còn áp dụng công nghệ Dual-TechTM (tăng độ dày của sơn) để tiết kiệm chi phí và thời gian thi công.

Nhìn chung, khi trách nhiệm xã hôi ngày càng được quan tâm, song hành cùng triển kinh tế thì việc nghiên cứu, áp dụng các vật liệu thông minh là nhu cầu tất yếu và góp phần tạo nên những chuẩn mực mới trong xây dựng.

  • Tags:

Tin tức liên quan