CÔNG TY CP ĐẦU TƯ HẠ TẦNG INTRACOM

  • Tư vấn
  • by Admin
  • 13 Tháng Mười, 2023

Quy định về nghiệm thu công trình xây dựng

Nghiệm thu công trình xây dựng có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo rằng công trình xây dựng được thực hiện đúng cách, đúng hạn và đảm bảo chất lượng, đồng thời bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan trong quá trình xây dựng. Công việc này thường do chủ đầu tư chịu trách nhiệm.

Vai trò của nghiệm thu công trình xây dựng

Đảm bảo chất lượng công trình: việc nghiệm thu đảm bảo rằng công trình xây dựng đã đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, kỹ thuật và thiết kế. Nó đảm bảo rằng công trình đã được xây dựng theo các tiêu chuẩn và quy định cần thiết.

Bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan: việc nghiệm thu cũng đảm bảo rằng cả chủ đầu tư và nhà thầu đều được bảo vệ quyền lợi của họ theo hợp đồng. Nếu có sự không phù hợp hoặc vi phạm hợp đồng, có thể giúp giải quyết các tranh chấp và gian lận trong quá trình xây dựng.

Kiểm tra tiến độ công trình: nghiệm thu thường bao gồm việc kiểm tra tiến độ xây dựng để đảm bảo rằng công trình hoàn thành đúng hạn. Điều này giúp đảm bảo rằng dự án xây dựng được hoàn thành một cách hiệu quả và kinh tế.

Đảm bảo an toàn và bảo vệ môi trường: công việc này cũng đảm bảo rằng công trình được xây dựng trong môi trường an toàn và tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường. Nó đảm bảo rằng các biện pháp an toàn và môi trường được thực hiện đúng cách.

Quy định về nghiệm thu công trình xây dựng

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì trách nhiệm tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng thuộc về chủ đầu tư của công trình xây dựng. Nghiệm thu công trình xây dựng bao gồm các bước nghiệm thu về công việc xây dựng, nghiệm thu khi hoàn thành giai đọan xây lắp công trình và nghiệm thu hoàn thành công trình hoặc hạng mục công trình để đưa vào sử dụng.

Nghiệm thu công việc xây dựng:

Thứ nhất, kiểm tra toàn bộ hệ thống giàn giáo, hệ thống chống đỡ và các biện pháp đảm bảo an toàn lao động

Thứ hai, kiểm tra tình trạng hiện tại của đối tượng nghiệm thu

Thứ ba, kiểm tra các kết quả đo lường, thử nghiệm để xác định chất lượng và khối lượng của vật liệu, kết cấu công trình, cấu kiện xây dựng, máy móc thiết bị,…

Thứ tư, so sánh giữa thiết kế, các tiêu chuẩn trong xây dựng, các chỉ dẫn kỹ thuật của nhà sản xuất với những kết quả sau khi kiểm tra.

Thứ năm, đánh giá kết quả công việc, đánh giá chất lượng và lập bản vẽ hoàn công đối với từng công việc xây dựng. Cho phép chuyển sang giai đoạn tiếp theo khi công việc trước đủ điều kiện nghiệm thu.

Nghiệm thu các giai đoạn hoàn thành:

Thứ nhất, kiểm tra đối tượng nghiệm thu tại hiện trường đồng thời kiểm tra các biên bản nghiệm thu công việc và cấu kiện có liên quan.

Thứ hai, kiểm tra các kết quả và đo lường để xác định chất lượng cũng như khối lượng của vật liệu, cấu kiện, kết cấu bộ phận công trình và thiết bị.

Nghiệm thu công trình trước khi đưa vào sử dụng:

Thứ nhất, kiểm tra hiện trường công trình.

Thứ hai, kiểm tra toàn bộ khối lượng và chất lượng thực tế của công trình so với thiết kế.

Thứ ba, kiểm tra kết quả hoạt động thử của hệ thống máy móc và thiết bị của công trình.

Thứ tư, kiểm tra kết quả đo đạc, quan trắc lún của các hạng mục công trình trong thời gian xây dựng đặc biệt là trong quá trình thử tải các loại bể chứa,…

Thứ năm, kiểm tra tất cả các điều kiện đảm bảo an toàn của công trình xây dựng.

Thứ sáu, kiểm tra hồ sơ hoàn công có đảm bảo chất lượng hay không.

  • Tags: