CÔNG TY CP ĐẦU TƯ HẠ TẦNG INTRACOM

  • Tin tức báo chí
  • by Admin
  • 9 Tháng sáu, 2023

Biến động giá thép: Kịch bản nào từ nay đến cuối năm?

Dù được dự báo là sẽ tăng đột biến trong năm 2023, nhưng trên thực tế, giá thép đã có 7 lần điều chỉnh giảm liên tiếp tính đến ngày 25/5. Giá thép xây dựng trong nước tiếp tục đã giảm thêm từ 200.000 - 510.000 đồng/tấn ở lần điều chỉnh thứ 7 này của các doanh nghiệp.

Nền kinh tế của Việt Nam có nhiều biến động kể từ sau Covid-19. Nếu các ngành du dịch, bất động sản đình trệ thì ngành thép từng bước thành công rực rỡ nhờ tăng giá và đẩy mạnh các hoạt động xuất khẩu. Theo đó, tiêu thụ thép trong quý III và quý IV/2023 dự báo sẽ tăng trưởng mạnh nhờ loạt yếu tố về giải ngân vốn đầu tư công và chính sách thúc đẩy nhà ở xã hội.

Tình hình giá thép nửa đầu 2023

Cuối năm 2022, ngành công nghiệp thép phát triển mạnh mẽ. Nếu chỉ tính riêng nhu cầu sử dụng thép trong nước thì sản lượng này tương đối thấp đối với các công trình xây dựng dân dụng. Tuy nhiên, sản lượng lại khá ổn định với những dự án bất động sản lớn. Yếu tố thành công của ngành thép ở đây là thị trường xuất khẩu ra nước ngoài, kim ngạch xuất khẩu của ngành thép năm 2022 đã vượt mốc 30,6% so với năm 2021, tương đương với 10 tỷ USD.

Sang đến năm 2023, thực tế ngành thép không đón nhiều tin vui như kỳ vọng. Tính đến ngày 25/5/2023, giá thép trong nước tiếp tục điều chỉnh giảm thêm từ 200.000 – 510.000 đ/tấn, đây đã là lần thứ 7 liên tiếp điều chỉnh giảm. Hiện giá thép xoay quanh mức 14.360 – 15.500 đồng/kg (tùy từng sản phẩm và thương hiệu).

Lý giải nguyên nhân, các doanh nghiệp cho rằng, xu thế này ảnh hưởng bởi chung đà giảm của thế giới. Cùng với đó là sự “tạm lắng” của thị trường xây dựng trong và ngoài nước chính là nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành thép.

Kịch bản nào cho giá thép từ nay đến cuối năm?

Thứ nhất, giai đoạn chuẩn bị bước sang quý III/2023, nền kinh tế đã bắt đầu có dấu hiệu khởi sắc với các ngành trọng điểm như bất động sản, xây dựng. Nhu cầu thị trường tăng, mở ra cơ hội “đập tan ảm đạm” cho ngành thép.

Thứ hai, bước sang quý IV/2023 và đầu năm 2024, thị trường được hứa hẹn sẽ sôi động trở lại nhờ những chính sách hỗ trợ, can thiệp của nhà nước.

Thứ ba, mặc dù các áp lực kinh tế trước bài toán tăng trưởng toàn cầu chậm lại có thể sẽ là thách thức lớn, song xu hướng đa dạng hóa hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài tại khu vực này cũng sẽ là tín hiệu tích cực cho nhu cầu sắt thép trong hoạt động công nghiệp, khai lối cho hoạt động xuất khẩu sắt thép của Việt Nam.

Biến động của thị trường vẫn còn tiềm ẩn, song tín hiệu tích cực hứa hẹn sẽ thổi một làn gió mới cho ngành sắt thép Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung.

  • Tags: